Trong năm 2009, công tác điều tra, đánh giá khoáng sản Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

Các dự án hoàn thành: đã kết thúc 07 báo cáo điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản hiện đang được trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Hầu hết các khoáng sản được điều tra đánh giá đều đạt và vượt mục tiêu tài nguyên theo quyết định giao.

Bảng kết quả điều tra đánh giá khoáng sản năm 2009

TT

Khoáng sản
(Khu vực)

Mục tiêu tài nguyên

Kết quả thực hiện

Tổng tài nguyên 333+334a

Trong đó cấp 333

Tổng tài nguyên

333+334a

Trong đó
cấp 333

1

Chì kẽm (Nà Tòng-Xá Nhè (Điện Biên).

150.000 tấn Pb+Zn

50.000 tấn Pb+Zn

291.500 tấn Pb+Zn

23.600 tấn Pb+Zn

2

Chì kẽm Cẩm Nhân (Yên Bái).

150.000 tấn Pb+Zn

50.000 tấn Pb+Zn

156.000 tấn Pb+Zn

63.000 tấn Pb+Zn

3

Đồng (Trí Năng - Hón Vắng, Thanh Hoá).

100.000 tấn Cu

30.000 tấn Cu

26.400 tấn Cu

4.000 tấn Cu

4

Thiếc, kim loại hiếm (La Vi, Quảng Ngãi).

5.000 tấn Sn

2.000 tấn Sn

3440 tấn Sn;

9.960 tấn Li2O

1980 tấn Sn;

4.410 tấn Li2O

5

Magnezit (Tây Kong Queng, Gia Lai).

6 triệu tấn quặng

3 triệu tấn quặng

11,13 triệu tấn quặng

8,3 triệu tấn quặng

6

Sét kaolin (Trí Năng - Hón Vắng, Thanh Hoá).

 

 

1,5 triệu tấn

 

7

Đá ốp lát (Tân Kỳ, Nghệ An) và Hải Hà (Quảng Ninh).

7 triệu m3

2,4 triệu m3

27,8 triệu m3

5,88 triệu m3

Các kết quả điều tra đánh giá khoáng sản đạt được trong năm 2009 có ý nghĩa lớn, cụ thể là:

- Lần đầu tiên đánh giá được vùng mỏ có tiềm năng quặng chì - kẽm quy mô trung bình ở tỉnh Điện Biên mở ra triển vụng phát hiện mới các mỏ chì - kẽm ở Tây - Bắc Việt Nam.

- Lần đầu tiên điều tra, đánh giá tài nguyên đối với khoáng sản kim loại hiếm (Liti) trên lãnh thổ nước ta. Tạo cơ sở khoa học để định hướng công tác điều tra quặng Liti tiếp theo ở khối nâng Kon Tum.

- Điều tra mở rộng và làm tăng 11 triệu tấn tài nguyên magnesit tại Kon Queng, ngoài ra còn điều tra mở rộng và đã phát hiện triển vọng quặng magnesit rất lớn ở phía Tây Sró (cách Kon Queng 4 km về phía Tây).

- Đã điều tra, đánh giá tài nguyên mỏ đá ốp lát có quy mô lớn nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ từ trước đến nay.

Các dự án đang thi công: có 15 dự án đang thi công điều tra đánh giá các loại khoáng sản: titan (2), mangan (1), chì kẽm (3), đồng (1), molipden (1), thiếc (2), urani (1), puzlan (1), kaolin, felspat (2), vermiculit (1). Hầu hết các dự án đã bước đầu thu được kết quả khả quan.

Các dự án mở mới: có 7 dự án được mở mới trong năm 2009 điều tra đánh giá, thăm dò các khoáng sản gồm: than nâu (1), urani (1), barit (1), sét - kaolin - felspat (3), thiếc - wolfram (1) (trong đó có 2 dự án lớn thực hiện bằng nguồn vốn Chính phủ.).

Các nhiệm vụ khác: gồm điều tra tai biến địa chất, môi trường địa chất, điều tra dị thường địa vật lý, nghiên cứu ứng dụng tin học trong điều tra và quản lý các hoạt động điều tra địa chất, quản lý các hoạt động khoáng sản,…cũng được triển khai cũng thu được những kết quả bước đầu.

Các nhiệm vụ phải tạm dừng thi công do không có vốn: có 08 dự án phải tạm dừng thi công trong năm 2009 do thiếu vốn (Bao gồm: 02 dự án lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000: nhóm tờ Phố Lu và nhóm tờ Đồng Văn; 06 dự án điều tra đánh giá khoáng sản gồm: Titan vùng Đồng Danh, Tuyên Quang và Khao Quế, Bắc Cạn; Quặng chì-kẽm vùng Trung Sơn-Trung Minh huyện Yên Sơn; Barit Pò Tấu, Trùng khánh, Cao Bằng; Felspat và kaolin vùng Tân Thịnh-Bằng Doãn, Phú Thọ, Yên Bái; Felspat vùng Việt Thành - Nga Quán, Trấn Yên, Yên Bái; Sét kaolin vùng Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa.)./.

Văn phòng Cục (31/12/2009).