Sáng 10/10, tại trụ sở Cục Địa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023

Tham dự hội nghị có ông Trần Bình Trọng – Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam; các Phó Cục trưởng: Nguyễn Văn Nguyên, Trần Mỹ Dũng cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục; lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Cục; Chủ tịch Công đoàn Cục; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Cục.

Bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ

Tại Hội nghị Ông Đỗ Đức Thắng - Phó Chánh Văn phòng Cục Địa chất Việt Nam đã nêu báo cáo tóm kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm và dự kiến các nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023 của Cục Địa chất Việt Nam

IMG_6866.JPG

Ông Đỗ Đức Thắng - Phó Chánh Văn phòng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm

dự kiến các nhiệm vụ 3 tháng đầu năm

Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Năm 2023, Cục Địa chất Việt Nam được giao nhiệm vụ phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản và thực hiện 06 Thông tư. Đến thời điểm hiện tại dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (phần Địa chất)  đăng tải lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ TN&MT và gửi đến các bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến góp ý.

Cục cũng đã chủ đồng đề xuất xây dựng, trình ban hành 06 Thông tư trong năm 2023. Đến thời điểm hiện tại, dự thảo các Thông tư đã được đăng tải lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ TN&MT để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân

Về tình hình thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Trong 9 tháng đầu năm, Cục đã hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: (1) “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; (2)  “Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; xây dựng và trình Bộ ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược nêu trên.

Đã thi công 26 đề án thành phần thuộc đề án “Điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng Tây Bắc phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội” (trong đó: 02 hoàn thành được Bộ TNMT phê duyệt; 07 hoàn thành đang trình Bộ phê duyệt; 01 đang hoàn thiện để trình Bộ phê duyệt; 02 đang lập báo cáo tổng kết và 14 đang thi công).

Cục cũng đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị lập thuyết minh đề án điều chỉnh các đề án thành phần thuộc Đề án. Hiện nay đang hoàn thiện trình phê duyệt báo cáo tổng kết đề án “Bay đo từ - trọng lực tỷ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam”.

Đã thi công xong phần thực địa của toàn bộ dự án, đang tổng hợp tài liệu lập báo cáo tổng kết Dự án “Điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam” (ĐCCT-47).

Trong 9 tháng đầu năm Cục đã triển khai thi công 04 đề án thành phần của đề án “Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” đúng tiến độ.

Tới thời điểm này đã hoàn thành công tác thi công thực địa của dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long” bao gồm các dạng công việc: Trắc địa; Địa vật lý, Địa chất, khoan lấy và phân tích mẫu. Kết quả bước đầu tại khu B1 có khoáng sản cát phân bố trên bề mặt đáy biển diện tích khoảng 200 km2.

Về nhiệm vụ Lập hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành TN&MT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”: Cục đang khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt

Cục cũng đã hoàn thiện trình Bộ hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Về quản lý điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản

Cục đã hoàn thiện trình Bộ ban hành: “Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên cát biển làm vật liệu san lấp”. Đã hoàn thành dự thảo, đang xin ý kiến trên cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT và các đơn vị có liên quan về dự thảo 20 Tiêu chuẩn Quốc gia (lĩnh vực phân tích thí nghiệm 10, lĩnh vực Địa vật lý 107) được giao.

Cục cũng đã đề nghị Bộ TN&MT (lần 2) xem xét ban hành bộ đơn giá lĩnh vực địa chất, khoáng sản theo định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư số 12/2021/TT-BTNMT và số 19/2022/TT-BTNMT

Đã trình Bộ: (1) 03 nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2024; trình và Bộ đã phê duyệt Danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2024, trong đó giao Cục Địa chất Việt Nam chủ trì thực hiện đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Bắc Trung Bộ và hoàn thiện bản đồ địa chất khoáng sản (địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế)”; (2) phê duyệt phê duyệt báo cáo “Xây dựng bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 giai đoạn II (2018-2022) cho các tỉnh biên giới và ven biển phía Bắc[1].

Về công tác tổ chức cán bộ

Trong 9 tháng đầu năm Cục đã hoàn thành kiệm toàn cơ cấu tổ chức, các chức lãnh đạo quản lý theo mô hình mới[2]. Đã thực hiện rà soát, bổ sung và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021 - 2026, 2026 - 2031 theo đúng quy định.  Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng, ban hành đề án vị trí việc làm.

Về công tác Kế hoạch - Tài chính

Năm 2023, Cục Địa chất Việt Nam được Bộ TN&MT giao 248.699 triệu đồng, ước thực hiện đến hết tháng 9/2023 như sau:

- Quản lý hành chính: Giá trị, khối lượng thực hiện lũy kế từ đầu năm là 6.570 triệu đồng đạt 64,08 % kế hoạch; Dự toán đã rút ở kho bạc lũy kế từ đầu năm là 6.515 triệu đồng, đạt 63,54 % kế hoạch.

- Các hoạt động kinh tế: Giá trị, khối lượng thực hiện lũy kế từ đầu năm: 116.579 triệu đồng, đạt 57,29 % kế hoạch; Dự toán đã rút ở kho bạc lũy kế từ đầu năm: 68.357 triệu đồng, đạt 33,59 % kế hoạch.

- Sự nghiệp khoa học công nghệ: Giá trị, khối lượng thực hiện lũy kế từ đầu năm: 3.788 triệu đồng, đạt 26,21 % kế hoạch; Dự toán đã rút ở kho bạc lũy kế từ đầu năm: 4.964 triệu đồng, đạt 34.35 % kế hoạch.

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường: Giá trị, khối lượng thực hiện lũy kế từ đầu năm: 65.402 triệu đồng, đạt 67,36 % kế hoạch; Dự toán đã rút ở kho bạc lũy kế từ đầu năm: 39.179 triệu đồng, đạt 40,35 % kế hoạch.

- Đầu tư xây dựng cơ bản: Giá trị, khối lượng thực hiện lũy kế từ đầu năm: 23.863 triệu đồng, đạt 26,81 % kế hoạch; Dự toán đã rút ở kho bạc lũy kế từ đầu năm: 9.632 triệu đồng đạt 10,82 % kế hoạch.

Đến hiện tại, Cục đã điều chỉnh kế hoạch, dự toán ngân sách năm 2023

Công tác giám định tư pháp

Đến thời điểm hiện tại, Bộ TN&MT giao chủ trì thực hiện: 15 nhiệm vụ, (trong đó, 03 nhiệm vụ đã hoàn thành và bàn giao Kết luận giám định tư pháp, 12 nhiệm vụ tiếp tục thực hiện); ban hành Quy trình nội bộ hướng dẫn công tác giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực địa chất[3].

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)

Trong 9 tháng đầu năm, Cục đã nhận 56 hồ sơ TTHC. Trong đó:

Giao nộp, thu nhận dữ liệu về địa chất, khoáng sản: 52 TTHC, (gồm số mới tiếp nhận trong kỳ: 46 (trực tiếp, dịch vụ bưu chính); số từ kỳ trước chuyển qua: 06). Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 41 (đúng hạn: 41, quá hạn: 0). Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 11 (trong hạn: 11, quá hạn: 0).

Cung cấp, khai thác, sử dụng dữ liệu về địa chất, khoáng sản: 04 TTHC (số mới tiếp nhận trong kỳ: 04 (trực tiếp, dịch vụ bưu chính), số từ kỳ trước chuyển qua: 0). Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 04 (đúng hạn: 04, quá hạn: 0). Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 0.

 Nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất: 0 TTHC.

Hoàn thiện trình Bộ phê duyệt kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ tại các tỉnh: Quảng Nam, Yên Bái, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị Ninh Thuận.

Cục đã Báo cáo Bộ kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại đợt 1 nhóm phóng xạ (U, Th)[4] (Thực hiện Kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Chuyên đề Tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021).

Trong 9 tháng đầu năm Cục đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Tập đoàn vận tải FESCO Liên bang Nga, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM); chuẩn bị nội dung ký kết với Công ty THH Metatek Group (Vương quốc Anh), Cục Địa chất Trung Quốc; đề xuất ký kết với Hà Lan trong thời gian tới. Tiếp và làm việc với Cục Địa chất và Khoáng sản Lào; Chủ tịch Tập đoàn đất hiếm Quảng Tây, Trung Quốc; Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Hàn Quốc. Đã phê duyệt thuyết minh, dự toán và thực hiện 05 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở; triển khai thực hiện 06 nhiệm vụ cấp Bộ.

Trong 9 tháng, Cục giao 9 đơn vị thực hiện giám sát thi công 19 Đề án thăm dò khoáng sản (Phụ lục 2); gửi Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia kết quả giám sát thi công 20 đề án thăm dò khoáng sản.

Hoàn thiện và ký Quy chế phối hợp giữa 02 Cục Địa chất Việt Nam và Cục Khoáng sản Việt Nam.

Tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, các Phòng chuyên môn nghiệp vụ đã trao đổi những kết quả đạt được của các nhiệm vụ được giao, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm.

IMG_6861.JPG

Toàn cảnh hội nghị

Nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023

Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng đánh giá cao những kết quả đạt được của các đơn vị trực thuộc Cục, các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch công tác. Mặc dù thực hiện mô hình mới, có nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức, hệ số phụ cấp lãnh đạo, cũng như giao nhiều nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, nhiều nhiệm vụ chưa được phân bổ vốn nhưng lãnh đạo các đơn vị đã sát sao, chủ động tích cực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, thời giam từ nay đến cuối cuối năm không còn nhiều. Cục trưởng đề nghị Lãnh đạo các đơn vị, các Phòng chuyên môn cần sát sao hơn nưa, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch năm 2023, trong 3 tháng cuối năm, Cục Địa chất Việt Nam cần tập trung thực hiện các công việc sau:

1. Hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (phần Địa chất) và các thông tư đã đăng ký năm 2023.

2. Hoàn thiện trình Bộ TN&MT ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực địa chất khoáng sản.

3. Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc.

4. Hoàn thiện nhiệm vụ “Lập Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành TN&MT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

5. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến để áp dụng vào công tác giám sát. Tiến hành thử nghiệm kiểm tra công tác khảo sát thực địa và công tác giám sát đề án thăm dò bằng hệ thống trực tuyến. Trên cơ sở đó tiến hành sửa đổi quy định công tác giám sát đề án thăm dò.

6. Đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động giám định tư pháp về địa chất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao trong các năm 2022 và năm 2023.

7. Tiếp tục thực hiện theo bản kế hoạch công tác của Lãnh đạo Cục tại văn bản số 154/KH-ĐCVN ngày 15 tháng 02 năm 2023 đã đăng ký với Bộ TN&MT.

8. Nghiệm thu và đôn đốc giải ngân, thanh toán đúng hạn các nhiệm vụ, đề án, báo cáo được giao năm 2023.

Văn phòng Cục ./.