Kiểm tra tình hình thực hiện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Ủy ban nhân cấp tỉnh

Thực hiện Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã Quyết định thành lập 4 đoàn công tác do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì để kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản tại 15 tỉnh, thành phố bao gồm: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Hoà Bình, Điện Biên, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước.

Thời gian kiểm tra từ ngày 17/11 đến 30/11/2008. Tham gia Đoàn kiểm tra còn có: đại diện Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện của Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành phố) nêu trên.

Kiểm tra tình hình thực hiện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Ủy ban nhân cấp tỉnh

Thực hiện Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã Quyết định thành lập 4 đoàn công tác do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì để kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản tại 15 tỉnh, thành phố bao gồm: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Hoà Bình, Điện Biên, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước. Thời gian kiểm tra từ ngày 17/11 đến 30/11/2008. Tham gia Đoàn kiểm tra còn có: đại diện Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện của Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành phố) nêu trên.

Quản lý khai thác khoáng sản

Hiện nay, tại nhiều địa phương, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, xuất khẩu lậu khoáng sản diễn ra khá phức tạp. Để ngăn chặn tình trạng này, các cấp, các ngành cần ban hành chính sách mới trong quản lý khai thác khoáng sản.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh xác định nguồn than khai thác, xuất khẩu bất hợp pháp lên tới cả triệu tấn. Một số loại khoáng sản khác như đá quý, đá vôi trắng ở Yên Bái, dải cát đen ven biển Thanh Hóa, Bình Thuận có nhiều hợp chất thuộc dạng quý hiếm và các điểm vàng sa khoáng khu vực huyện Tủa Chùa (Ðiện Biên) cũng đang bị khai thác vô tội vạ. Nguồn tài nguyên khoáng sản bị xâm hại không chỉ làm thất thu ngân sách  mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác: gây mất an ninh - trật tự, môi trường ô  nhiễm, tàn phá rừng...

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đảm bảo đúng tiến độ cấp lại giấy phép khai thác than

Phó Cục trưởng Cục ĐC&KS VN Nguyễn Thành Vạn cho biết, đến ngày 20/10, Cục mới chính thức tiếp nhận 20 hồ sơ của các đơn vị trực thuộc Tập đoàn TKV, đã tổ chức thẩm định 16/20. Trong tuần này sẽ hoàn thành nốt. Tuy nhiên, tiến độ hoàn thiện hồ sơ của các đơn vị thuộc Tập đoàn TKV xin cấp lại giấy phép than còn chậm.

Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc lập lại trật tự trong xuất khẩu khoáng sản

Ngày 12 tháng 9 năm 2008, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 6014/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc lập lại trật tự trong xuất khẩu khoáng sản. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung công việc:

- Kiểm tra và xử lý nghiêm những điểm nóng về vi phạm pháp luật trong xuất khẩu khoáng sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2008.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông

Hiện nay, các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép diễn ra ở nhiều địa phương, cùng với tình trạng buông lỏng quản lý, cấp phép đối với các hoạt động này còn khá phổ biến, làm thất thoát tài nguyên, đe dọa sự an toàn của đê điều, cản trở giao thông đường thủy.

Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Ngày 12 tháng 9 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để kiểm điểm tình hình thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại điểm b mục 3 Thông báo số 109/TB-VPCP ngày 26 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về sản xuất, kinh doanh than và các giải pháp xử lý nạn khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; các đồng chí đại diện Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) và đại diện các đơn vị có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả bước đầu thực hiện thông báo số 144/TB-VPCP, ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 144/TB-VPCP ngày 23 tháng  6 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã thành lập đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan – ziricon trong tầng cát đỏ vùng Bình Thuận và bắc Bà Rịa – Vũng Tàu trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 21 tháng 7 năm 2008 (tờ trình số 1396 TTr/ĐCKS-ĐC) để Bộ gửi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, thi công từ năm 2008. Mục tiêu của Đề án là điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan – ziricon trong tầng cát đỏ nhằm khoanh định chi tiết và đánh giá tài nguyên ở từng diện tích chứa sa khoáng titan – ziricon để tổ chức thăm dò xác định trữ lượng làm cơ sở lập dự án đầu tư khai thác, chế biến và dự trữ Quốc gia.

Kế hoạch triển khai việc cấp lại giấy phép khai thác than cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên về việc triển khai ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về sản xuất, kinh doanh than và các giải pháp xử lý nạn khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nêu tại điểm b Mục 2 Thông báo số 109/TB-VPCP ngày 26 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ, ngày 09 tháng 5 năm 2008 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học - Công nghệ), Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng), Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV). Trên cơ sở nội dung đã thống nhất tại buổi làm việc, ngày 12 tháng 5 năm 2008, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 886/ĐCKS-KS triển khai việc cấp lại giấy phép khai thác than cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn TKV.

Phát hiện mới của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về tiềm năng quặng titan ở nước ta, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Tiềm năng lớn hứa hẹn nguồn thu lớn

Kết quả điều tra khảo sát gần đây nhất của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (ĐC&KSVN) cho thấy, tại vùng ven biển các tỉnh miền Trung và Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản titan, cần kịp thời khoanh định cụ thể, tiếp tục điều tra, thăm dò, bảo vệ để khai thác, sử dụng hợp lý đem lại nguồn thu lớn cho Nhà nước, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài.