Ngày 15 tháng 10 năm 2016 tại khách sạn La Thành TP. Hà Nội, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phối hợp cùng Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam long trọng đồng tổ chức Hội thảo khoa học: “Nâng cao năng lực về công nghệ địa vật lý trong điều tra đánh giá khoáng sản trên đất liền, biển và hải đảo”. Đến tham dự Hội thảo có các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu về địa vật lý, địa chất của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước trong ASEAN và tổ chức CCOP.

Lãnh đạo Tổng cục ĐC&KS VN cùng Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các đoàn nước ngoài

Lãnh đạo Tổng cục ĐC&KS VN cùng Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các đoàn nước ngoài

Trong thế kỷ XXI, công nghệ địa vật lý trên toàn thế giới đã phát triển mạnh mẽ cả về thiết bị, công nghệ và phương pháp xử lý, luận giải tài liệu địa vật lý. Những năm qua, ngành địa vật lý tại Việt Nam đã có bước phát triển và đóng góp trong nghiên cứu địa chất, điều tra, đánh giá khoáng sản rắn, đặc biệt là khoáng sản ẩn sâu, khoáng sản dầu khí, nghiên cứu cấu trúc phục vụ xây dựng các công trình lớn và đặc biệt quan trọng như các đập thủy điện, công trình cảnh biển lớn… Công nghệ địa vật lý đã khẳng định vị trí quan trọng trong các thành tựu của Ngành Địa chất và sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Đoàn Chủ tịch của Hội thảo

Đoàn Chủ tịch của Hội thảo

Phát biểu tại buổi Hội thảo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Đỗ Cảnh Dương cho rằng: Đây là cơ hội để các đại biểu, các nhà khoa học và các chuyên gia thảo luận những quan tâm chung về công nghệ địa vật lý trên thế giới nói chung và các nước trong ASEAN nói riêng.

TS. Nguyễn Văn Nguyên với bài trình bày: Một số thành tựu công nghệ địa vật lý trong điều tra, đánh giá khoáng sản trên đất liền, biển và hải đảo ở Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Nguyên với bài trình bày: Một số thành tựu công nghệ địa vật lý trong điều tra, đánh giá khoáng sản trên đất liền, biển và hải đảo ở Việt Nam

 KS. Lại Mạnh Giàu với bài trình bày: Một số thành tựu công nghệ địa vật lý trong điều tra, đánh giá khoáng sản trên đất liền, biển và hải đảo ở Việt Nam

 KS. Lại Mạnh Giàu với bài trình bày: Một số thành tựu công nghệ địa vật lý trong điều tra, đánh giá khoáng sản trên đất liền, biển và hải đảo ở Việt Nam

 Mr. Adichat Surinkum ( Tổ chức CCOP) với bài trình bày: Thành lập thông tin địa vật lý trong khu vực

 Mr. Adichat Surinkum ( Tổ chức CCOP) với bài trình bày: Thành lập thông tin địa vật lý trong khu vực 

Ms. Siraphat Banton (Thái Lan) với bài trình bày: Tài nguyên khoáng sản ở Thái Lan

Ms. Siraphat Banton (Thái Lan) với bài trình bày: Tài nguyên khoáng sản ở Thái Lan

TS. Mai Trọng Tú với bài trình bày: Phát hiện quặng hóa urani ở Kon Rá bằng tổ hợp phương pháp địa chất- địa vật lý phóng xạ

TS. Mai Trọng Tú với bài trình bày: Phát hiện quặng hóa urani ở Kon Rá bằng tổ hợp phương pháp địa chất- địa vật lý phóng xạ

Tác giả Đoàn Văn Tuyến với bài trình bày: Đánh giá điều kiện thai thác phát điện nguồn địa nhiệt ở khu vực nguồn nước nóng Bang, tỉnh Quảng Bình từ kết quả khảo sát, thăm dò

Tác giả Đoàn Văn Tuyến với bài trình bày: Đánh giá điều kiện thai thác phát điện nguồn địa nhiệt ở khu vực nguồn nước nóng Bang, tỉnh Quảng Bình từ kết quả khảo sát, thăm dò

 Ms. Jihua Qiao, Ms. Liu Jia (Trung Quốc) với bài trình bày: Kỹ thuật sử dụng phần mềm phân tích, luận giải tài liệu từ-trọng lực phục vụ điều tra, đánh giá khoáng sản

Ms. Jihua Qiao, Ms. Liu Jia (Trung Quốc) với bài trình bày: Kỹ thuật sử dụng phần mềm phân tích, luận giải tài liệu từ-trọng lực phục vụ điều tra, đánh giá khoáng sản

 GS. Harsh Gupta ( Ấn Độ) với bài trình bày: Nghiên cứu động đất kích thích hồ thủy điện Koyna, India

GS. Harsh Gupta ( Ấn Độ) với bài trình bày: Nghiên cứu động đất kích thích hồ thủy điện Koyna, India

TS. Phan Tiến Viễn với bài trình bày: Ứng dụng công nghệ địa vật lý trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam

TS. Phan Tiến Viễn với bài trình bày: Ứng dụng công nghệ địa vật lý trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam

Mr. Shahrul Ridzuan Zainal Rashid  (Malaysia) với bài trình bày: Nghiên cứu than bùn sử dụng phương pháp trường chuyển và điện trở 2D ở Kota Samarahan, Sarawak, Malaysia

Mr. Shahrul Ridzuan Zainal Rashid  (Malaysia) với bài trình bày: Nghiên cứu than bùn sử dụng phương pháp trường chuyển và điện trở 2D ở Kota Samarahan, Sarawak, Malaysia

Tác giả Đào Mạnh Tiến với bài trình bày: Áp dụng phương pháp địa chấn nông phân giải cao trong nghiên cứu địa chất - khoáng sản rắn đáy biển miền Trung Việt Nam (từ 0÷200m nước)

Tác giả Đào Mạnh Tiến với bài trình bày: Áp dụng phương pháp địa chấn nông phân giải cao trong nghiên cứu địa chất - khoáng sản rắn đáy biển miền Trung Việt Nam (từ 0÷200m nước)

 Mr. Kanchanapant Apichai (Thái Lan) với bài trình bày: Hoạt động lập bản đồ đáy biển ở Thái Lan

 Mr. Kanchanapant Apichai (Thái Lan) với bài trình bày: Hoạt động lập bản đồ đáy biển ở Thái Lan

Tác giả Nguyễn Thành Vấn với bài trình bày: Xử lý định lượng tài liệu ra đa xuyên đất

Tác giả Nguyễn Thành Vấn với bài trình bày: Xử lý định lượng tài liệu ra đa xuyên đất

Tác giả Lương Phước Toàn với bài trình bày: Xác định tham số tikhonov tối ưu trong việc giải bài toán ngược trọng lực 2-D và 3-D

 Tác giả Lương Phước Toàn với bài trình bày: Xác định tham số tikhonov tối ưu trong việc giải bài toán ngược trọng lực 2-D và 3-D

Tác giả Dương Quốc Chánh Tín với bài trình bày: Minh giải nguồn gây dị thường từ trên cơ sở phân tích mô hình cực đại trong phân tích sóng ngắn

Tác giả Dương Quốc Chánh Tín với bài trình bày: Minh giải nguồn gây dị thường từ trên cơ sở phân tích mô hình cực đại trong phân tích sóng ngắn

TS.KH. Nss. Punachandra Rao với bài trình bày: động đất kích thích hồ thủy điện Sông Tranh 2 (Việt Nam)

 TS.KH. Nss. Punachandra Rao với bài trình bày: động đất kích thích hồ thủy điện Sông Tranh 2 (Việt Nam)

Tác giả Nguyễn Thanh Tùng với bài trình bày: Ứng dụng phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn để nghiên cứu đới dập vỡ

 Tác giả Nguyễn Thanh Tùng với bài trình bày: Ứng dụng phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn để nghiên cứu đới dập vỡ

 ThS. Kiều Huỳnh Phương với bài trình bày: Sử dụng một số thuộc tính địa chấn minh giải tài liệu địa chấn 2D trong “Điều tra, đánh giá tổng thể bể than Sông Hồng”

ThS. Kiều Huỳnh Phương với bài trình bày: Sử dụng một số thuộc tính địa chấn minh giải tài liệu địa chấn 2D trong “Điều tra, đánh giá tổng thể bể than Sông Hồng”

Tại hội thảo, với 18 bài tham luận của các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đã đánh giá được toàn diện năng lực, hiện trạng và thành tựu công nghệ địa vật lý trong điều tra địa chất và thăm dò khoáng sản trên đất liền, biển và hải đảo, khả năng cung cấp các dịch vụ địa vật lý trong các nước ASEAN, đã giới thiệu và quảng bá về các kết quả ứng dụng các phương pháp địa vật lý trong điều tra, đánh giá khoáng sản rắn và dầu khí, môi trường, tai biến địa chất, địa vật lý phục vụ cộng đồng…đề xuất sáng kiến, định hướng nghiên cứu, hợp tác, duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN, các nước đối thoại, hợp tác và cùng phát triển trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

Văn phòng Tổng cục./.