MỤC LỤC                                                        

MỞ ĐẦU

Chương I

MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT - ĐỊA VẬT LÝ VÙNG MỎ

1.1. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

1.1.1. Đặc điểm địa chất

1.1.2. Khoáng sản

1.2. ĐẶC ĐIỂM THAM SỐ VẬT LÝ ĐÁ VÀ QUẶNG

1.3. MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT – ĐỊA VẬT LÝ

Chương II

KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ

2.1. KỸ THUẬT ĐO ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN

2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

2.1.2. Máy và thiết bị sử dụng

2.1.3. Kỹ thuật thu thập số liệu và khối lượng công việc

2.1.4. Xử lý sơ bộ và đánh giá chất lượng tài liệu.

2.2. KỸ THUẬT ĐO ĐỊA CHẤN DỌC LỖ KHOAN (VSP - Vertical seismic profile)

2.2.1. Mục tiêu của phương pháp VSP

2.2.2. Máy móc và thiết bi sử dụng

2.2.3 Kỹ thuật thi công và khối lượng công việc.

2.2.4. Xử lý sơ bộ và đánh giá chất lượng tài liệu.

Chương III

KẾT QUẢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH GIẢI ĐOÁN ĐỊA CHẤT TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ

3.1.1. Kết quả phân tập

3.1.2. Xác định tập quặng chứa kali.

3.2.1. Xử lý số liệu địa chấn dọc lỗ khoan (VSP).

3.2.2. Kết quả phân tích

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

TÀI LIỆU KÈM THEO BÁO CÁO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

MỞ ĐẦU

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào một trong những nước có tiềm năng về muối mỏ chứa kali và magnesium. Được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam và chính phủ Lào. Liên đoàn Intergeo đã tiến hành khảo sát địa chất lập bản đồ và phát hiện muối kali trong vùng mỏ Nongbok Khammouan vào những năm 80 của thế kỷ trước và gần đây Tập đoàn hoá chất Việt Nam đã tiến hành thăm dò trên diện tích 10 km2 của khu mỏ này và đã thu được kết quả tốt về trữ lượng muối kali, kali magnesium và natri. Để đánh giá tổng thể khu mỏ và tăng thêm tài nguyên phục vụ cho dự án khai thác lâu dài nguồn nguyên liệu này. Tập đoàn hoá chất Việt Nam đã lập đề án thăm dò muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan và huyện Xaibuoli tỉnh Svannakhet Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trên diện tích 196,5 km2.

Để thực hiện một phần quan trọng của đề án này Liên danh nhà thầu Incodemic - Intergeo - Liên đoàn Vật lý Địa chất đã tiến hành thực hiện gói thầu I.1 gồm:

Đo đạc địa hình, đo vẽ địa chất, khoan thăm dò, đo địa vật lý và đo địa chấn dọc 3 lỗ khoan.

Sau hơn 3 tháng thi công thực địa và hơn 2 tháng xử lý văn phòng gói thầu I.1 đã được hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đạt yêu cầu. Sau đây là phần báo cáo về công tác đo địa vật lý dọc 3 lỗ khoan, đo địa chấn dọc 3 lỗ khoan (gọi chung là công tác địa vật lý). Công tác đo địa vật lý được tiến hành từ ngày 04/02/2010 đến 20/5/2010. Kết quả đo địa vật lý dọc lỗ khoan đã xác định được các dị thường (gồm: dị thường gamma tự nhiên, phổ gamma tự nhiên, gamma- mật độ, đường kính lỗ khoan, điện trở dọc lỗ khoan) tương ứng với các loại đất đá và quặng khác nhau có trong vùng nghiên cứu, đồng thời công tác địa vật lý dọc lỗ khoan đã xác định được tập quặng muối kali có hàm lượng công nghiệp với chiều dày khoảng 11,0m tại lỗ khoan LKVIII18; 8m tại lỗ khoan LKIX20; 11m tại lỗ khoan LK38. Công tác đo địa chấn dọc lỗ khoan đã xác định được tốc độ truyền sóng của các tập đất đá và quặng dọc 3 lỗ khoan, xác lập các mặt phản xạ và chiều sâu của chúng góp phần tích cực cho việc xử lý, phân tích giải đoán địa chất tài liệu địa chấn phản xạ hai chiều (2D).

Báo cáo này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính.

Chương I: Mô hình địa chất - địa vật lý vùng mỏ

Chương II: Kỹ thuật thi công thực địa

Chương III: Kết quả xử lý, phân tích giải đoán địa chất tài liệu địa vật lý

Các tệp gắn kèm: